Mục lục
Mật rỉ đường mua ở đâu để có giá thành tốt nhất mà chất lượng lại đảm bảo? Đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay bởi những ứng dụng của mật rỉ đường trong đời sống sản xuất là khá lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường hay còn được gọi là mật rỉ, rỉ mật, rỉ đường,…tên trong tiếng anh là Molasses. Đây là phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Nguyên liệu sản xuất mật rỉ có thể từ hai loại nông sản là mía đường và củ cải đường. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác thì mật rỉ đường tại nước ta được làm ra từ mía.
Mật rỉ đường là một trong những chất lỏng có độ đặc sánh cao, là sản phẩm của việc rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh để sản xuất ra đường ăn mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng hằng ngày. Mật rỉ đường có màu hơi đen hoặc nâu. Mọi người thường mua mật rỉ đường về để sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, xứ lý nước thải, trồng trọt chăn nuôi, các ngành thủy sản, sản xuất cồn công nghiệp…
Từ khoảng 100 tấn mía, sẽ sản xuất ra khoảng 3-4 tấn mật rỉ. Đồng nghĩa với sản lượng mật rỉ chiếm khoảng ⅓ sản lượng đường sản xuất.
Mô tả đặc tính của mật rỉ đường
Mật rỉ đường có dạng lỏng, hơi sánh màu nâu đen. Tuy nhiên, độ sánh và độ sậm màu của mật rỉ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mật rỉ nguyên chất sẽ gần như là dung dịch đồng nhất và có khả năng hòa tan được trong nước.
Thành phần của mật rỉ đường
Thành phần trong mật rỉ rất khó dự đoán vì phụ thuộc vào: giống mía, thời tiết, thổ nhưỡng, giai đoạn thu hoạch mía cũng như quy trình sản xuất của từng nhà máy. Do vậy, mật rỉ có khả năng thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt.
Thành phần tiêu chuẩn của rỉ mật thường được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.
Đường: Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật, trong đó sucroza là chủ yếu. Tổng lượng đường trong rỉ mật củ cải đường thường thấp hơn trong rỉ mật mía, nhưng lại chứa hầu như toàn bộ là sucroza.
Chất hữu cơ không đường: Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ.
Chất khoáng: Rỉ mật là một nguồn giàu khoáng. Rỉ mật mía giàu Na, K. Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Fe, Mn,…
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường
Thành phần | Trung bình | Biến động |
Nước | 20 | 17 – 25 |
Sucroza | 35 | 30 – 40 |
Glucoza | 7 | 4 – 9 |
Fructoza | 9 | 5 – 12 |
Các chất khử khác | 3 | 1 – 5 |
Các gluxit khác | 4 | 2 – 5 |
Khoáng | 12 | 7 – 15 |
Các chất chứa N | 4,5 | 2 – 6 |
Các axit không chứa N | 5 | 2 – 8 |
Sáp, sterol và phôtpholipit | 0,4 | 0,1 – 1 |
Bảng 2: Thành phần hữu cơ của mật rỉ đường
Thành phần | Rỉ mật cải đường | Rỉ mật mía |
Sucroza | 66 | 44 |
Fructoza | 1 | 13 |
Glucoza | 1 | 10 |
Axit amin | 8 | 3 |
Các chất khác | 24 | 30 |
Ứng dụng của mật rỉ đường
- Làm nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum
- Sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối.
- Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá
- Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung.
- Sử dụng để lên men tạo ra các sản phẩm như nấm men, axit amin và axit citric
- Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Sử dụng làm mồi câu cá.
- Là nguồn cacbon trong một số ngành công nghiệp.
- Được tẩy trắng bằng magie clorua và dùng để làm chất chống tạo băng.
- Sản xuất cồn etylic dùng làm nhiên liệu động cơ
- Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in.
- Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất.
- Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Dùng làm nguồn thức ăn trong nuôi cấy vi sinh, ủ phân hữu cơ,…
- Có tác dụng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp, xử lý ao nuôi tôm.
Mật rỉ đường trong xử lý nước thải
Trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp, giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện kỵ khí có vai trò quan trọng và là mắc xích không thể thiếu. Cụ thể:
Nước thải sau khi được xử lý sơ cấp, sẽ được tiếp tục xử lý trong điều kiện không có oxy. Tại đó, các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như metan (CH-4) và cacbonic (CO2) được tạo thành.
Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi sinh vật kỵ khí chủ yếu được diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau:
– Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng riêng nhẹ
– Vi khuẩn tạo men axit, biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
– Vi khuẩn tạo men metan chuyển hóa hydro và các axit được tạo thành ở giai đoạn trước thành khí metan và cacbonic
Trong giai đoạn này, các vi sinh vật cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng phù hợp cho quá trình phát triển và phân giải các chất. Trên thực tế, nhiều nguồn nước thải nghèo dinh dưỡng, không đủ cung cấp dưỡng chất cho hệ vi sinh trong giai đoạn này. Vì vậy, việc bổ sung mật rỉ đường sẽ giải quyết được vấn đề đó.
Mua mật rỉ đường cũng có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau
Cách sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải
Nồng độ sử dụng mật rỉ trong nuôi vi sinh xử lý nước thải sẽ phụ thuộc vào giai đoạn xử lý, quá trình tái lập của hệ thống và thành phần trong nước thải:
Giai đoạn mới tái lập: Hệ thống xử lý nước thải thường được cải tạo và làm mới quy trình xử lý, ở giai đoạn này vi sinh vật vừa được bổ sung sẽ có tính thích nghi thấp, cần được bổ sung mật rỉ làm nguồn thức ăn chính. Đến khi vi sinh vật thích nghi tốt với môi trường, có thể giảm bớt lượng mật rỉ.
Cung cấp dinh dưỡng liên tục: việc có tiếp tục bổ sung mật rỉ đường trong suốt thời gian xử lý hay không còn phụ thuộc vào hàm lượng các chất trong nước thải. Vì vậy, nên nghiên cứu và đưa ra hàm lượng dinh dưỡng hợp lý do vi sinh vật phát triển và từ đó cân đối lượng mật rỉ đường cần đưa vào.
Cách sử dụng: trước khi đưa vào các bể xử lý, mật rỉ có thể được pha loãng với nồng độ thích hợp, sau đó tạt trực tiếp vào bề mặt bể.
Giá cả khi mua mật rỉ đường phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhu cầu mua mật rỉ đường của người dân hiện nay khá cao, vì thế mọi người đều muốn mua mật rỉ đường với giá thành tốt nhất. Hiện nay, với nhu cầu mua mật rỉ đường nhiều nên cũng có rất nhiều đơn vị cung cấp mật rỉ đường trên thị trường với những giá cả khác nhau. Tuy nhiên, có thể tóm gọn lại, giá cả của mật rỉ đường được quyết định dựa trên một số các yếu tố như sau:
– Đơn vị bán mật rỉ đường: Tùy vào từng đơn vị cung cấp sẽ có giá mật rỉ đường khác nhau. Trước khi mua mật rỉ đường, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ít nhất 4-5 đơn vị để biết được giá cả, chất lượng sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định để tránh bị mua đắt mà lại kém chất lượng. Hãy chọn những nơi có báo giá tốt, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cũng như nhận được nhiều phản hồi tốt của người mua. Việc tham khảo các đơn vị cung cấp mật rỉ đường như thế này sẽ giúp bạn biết được mật rỉ đường mua ở đâu là chuẩn nhất, giúp bạn có được một địa chỉ tin cậy để mua bán lâu dài.
– Chất lượng của mật rỉ đường: Với bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, nếu như sản phẩm có chất lượng tốt, các khâu sản xuất được đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, sản phẩm ra đời có chất lượng cao thì giá thành sản phẩm bao giờ cũng sẽ cao hơn. Vì thế, hãy là một người mua hàng thông thái để biết mật rỉ đường mua ở đâu là chất lượng, ngoài việc so sánh giá cả cần phải tìm hiểu và so sánh về chất lượng sản phẩm. Không nên ham rẻ mà mua những sản phẩm kém chất lượng.
– Thời điểm bán mật rỉ đường: Chiến thuật bán hàng của nhiều đơn vị đó là sẽ có dịp giảm giá sản phẩm để kích cầu tiêu dùng với khách hàng. Vì thế, trong những đợt kích cầu tiêu dùng như thế này, giá thành sản phẩm của mật rỉ đường cũng sẽ giảm hơn so với giá thông thường. Bạn có thể tìm hiểu về các chính sách mua bán, giảm giá của từng đơn vị để lựa chọn đơn vị mua mật rỉ đường có giá thành rẻ và chất lượng nhất.