Mục lục
- 1 1. Antifoam là gì?
- 2 2. Tính chất lý hóa của Antifoam
- 3 3. Phân biệt chất khử bọt và chất chống tạo bọt Antifoam
- 4 4. Ứng dụng của chất chống tạo bọt antifoam
- 5 5. Các ưu điểm nổi bật của antifoam
- 6 6. Cách sử dụng antifoam an toàn và hiệu quả
- 7 7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản chất chống tạo bọt Antifoam
- 8 8. DAPCHEM – Địa chỉ mua chất chống tạo bọt antifoam chất lượng
Antifoam AN – 20 là hợp chất của silicone, màu trắng hoặc vàng nâu, được sử dụng để loại bỏ lớp bọt được tạo ra trong quá trình sản xuất hay xử lý nước thải. Sản phẩm hiện nay được DAPCHEM số lượng lớn, ứng dụng trong ngành công nghiệp giấy, bột gỗ, sơn, xuất xứ Việt Nam.
1. Antifoam là gì?
Trong quá trình xử lý nước thải, nó được sử dụng với vai trò là tác nhân phá bọt, nhằm loại bỏ bọt khí sinh ra trên mặt nước một cách hiệu quả. Còn trong sản xuất thực phẩm, nó là một phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu sự hình thành bọt khí cho các sản phẩm thực phẩm. Ví dụ điển hình của chất chống tạo bọt chính là dimethylpolysiloxane được thêm vào dầu ăn dùng để chiên rán thực phẩm.
2. Tính chất lý hóa của Antifoam
Antifoam có những đặc điểm tính chất nổi bật gì?
2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: nhũ tương màu trắng hoặc có màu vàng nâu, mùi nhẹ
- Tan tốt trong nước dù ở bất kỳ nhiệt độ nào
- Độ pH (5% trong nước): 6.0 – 7.0
- Mật độ: 0.98 – 1.03 g/cc
2.2. Tính chất hóa học
- Hoạt lực mạnh, mang đến hiệu quả hoạt động nhanh chóng, khả năng chống tạo bọt lâu dài ở tất cả các khâu sản xuất
- Thân thiện với môi trường, không phát sinh chất thải cũng như chất ô nhiễm
- Không độc hại gây ảnh hưởng tới vi sinh và môi trường
- Hoạt động tốt trong cả môi trường kiềm, trung tính, axit và chịu được nhiệt độ cao.
Nguyên lý hoạt động: tác động trực tiếp lên bề mặt cục bộ của bong bóng khiến chúng bị vỡ. Nguồn gốc của nguyên lý này là dầu thực vật hoặc cồn cao sẽ được rắc lên bọt. Sức căng bề mặt sẽ giảm đáng kể khi các chất này hòa tan vào chất lỏng bọt. Khả năng tan trong nước của hóa chất khử bọt khá kém nên việc giảm sức căng bề mặt chỉ giới hạn trong diện tích bọt, không gây thay đổi khu vực xung quanh. Sức căng của bề mặt đã giảm, khi các phân tử xung quanh kéo mạnh sẽ khiến bọt bị phá vỡ. Hóa chất phá bọt trong nước thải sẽ trực tiếp phá vỡ đi độ đàn hồi của màng chất lỏng khiến bong bóng bị vỡ.
3. Phân biệt chất khử bọt và chất chống tạo bọt Antifoam
Thông thường mọi người vẫn hay sử dụng chất khử bọt và chất chống tạo bọt để thay thế cho nhau.
- Xét về cơ chế hoạt động thì chất chống tạo bọt được sử dụng để ngăn cản sự hình thành của bọt khí còn chất khử bọt lại được dùng để loại bỏ bọt hiện có.
- Các chất chống tạo bọt nên được thêm vào trước khi bọt khí được hình thành còn chất khử bọt có thể được thêm vào sau khi bọt khí được hình thành. Khi được thêm vào, chất khử bọt sẽ phản ứng với bọt và đánh tan nó. Các chất khử bọt có thể được phân ra thành 4 loại theo nguồn gốc, đó là chất khử bọt gốc dầu, chất khử bọt gốc silicon, chất khử bọt gốc nước và chất khử bọt gốc Alkyl.
Mặc dù có cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng cả hai chất này đều hướng đến cùng một mục tiêu, đó là phá tan bọt khí, đảm bảo thực phẩm sau khi được sản xuất nhìn hấp dẫn, đẹp mắt và không có bọt ngoài ý muốn.
4. Ứng dụng của chất chống tạo bọt antifoam
Hiện nay, các ứng dụng công nghiệp của chất chống tạo bọt antifoam đã và đang ngày càng mở rộng do nhu cầu sản xuất các sản phẩm bánh kẹo, sữa, đồ đông lạnh và các sản phẩm thực phẩm khác ngày một tăng cao. Trong quá trình lên men tại các nhà máy bia, antifoam cũng được sử dụng rộng rãi nhằm tối ưu hóa hiệu quả và năng suất. Nó được dùng để kiểm soát tốt ưu sự hình thành của bọt khí và thường được thêm vào với liều lượng nhỏ sao cho phù hợp với loại thực phẩm cần hỗ trợ chống bọt.
Antifoam cũng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất bia
Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các chất chống tạo bọt có nguồn gốc nhũ tương silicon của loại polydimethylsiloxane E-900 thường sử dụng vì chúng có thể hỗ trợ việc tạo cảm quan tốt, đáp ứng được những mong đợi của người tiêu dùng và trạng thái của sản phẩm. Ngoài ra, antifoam cũng cắt giảm sự thất thoát của nguyên liệu trong quá trình chuẩn bị và chế biến thực phẩm.
Trong quá trình sản xuất và thi công sơn nước, không khí sẽ đi vào lớp sơn và hình thành bọt khí. Những bọt khí li ti này sẽ ảnh hưởng lớn đến mảng sơn, khiến chúng không còn được đẹp mắt với những vết lồi lõm, sần sùi, không đồng đều,…Antifoam là chất chống tạo bọt trong sơn nước, giúp tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và các công trình đạt thẩm mĩ cao.
Antifoam là chất chống tạo bọt trong sơn nước
Anttifoam được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, bột gỗ, xử lý nước công nghiệp, hệ thống chống, phá bọt trong xử lý nước thải công nghiệp….. Trong ngành dược phẩm, chất chống tạo bọt còn được sử dụng để giảm đầy hơi.
5. Các ưu điểm nổi bật của antifoam
- Antifoam có khả năng hòa tan tốt với gốc cation trong nhiều loại nước ở mọi điều kiện nhiệt độ và với khả năng tạo bọt với gốc R –, antifoam có tác dụng với nhiều loại bọt được tạo thành trong nước thải.
- Với độ phân tán tốt trong mọi loại nước mà thời gian tác dụng của antifoam kéo dài. Nhờ vậy mà antifoam có thể áp dụng như chất phá bọt trong ngành thực phẩm, khoan dầu khí, nước tuần hoàn, hóa dầu, nước thải công nghiệp của ngành, giấy, da, vải, nước thải đô thị, …
- – Đây là một loại hóa chất này không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường và không phát sinh ra ngoài chất thải.
- Có khả năng phá bọt nhanh với hiệu quả kéo dài.
- Vì tồn tại ở dạng nhũ hóa nên antifoam rất bền, không độc, không mùi và không bắt lửa, không tạo vết dơ, dễ chùi rửa sạch.
- Antifoam hoạt động hiệu quả tốt nhất ở nhiệt độ ≤ 100 độ C, pH ≤ 10.
6. Cách sử dụng antifoam an toàn và hiệu quả
Liều lượng sử dụng chung là 0,1 – 2% liều chất chống tạo bọt, tùy vào vào mức độ mong muốn kiểm soát bọt. Trong trường hợp cần tăng liều lượng thì nên pha loãng với nước lạnh để sẵn theo tỉ lệ 1: 1 đến 1:10.
Antifoam chính là một trong những chất phụ gia dùng để phá bọt được sử dụng phổ biến hiện nay
Trong quá trình xử lý nước thải, chất chống tạo bọt được thêm vào để cho bọt khí tan biến nhanh chóng, sau đó các phân tử nước sẽ lắng xuống đáy hồ và tạo nên bề mặt nước trong. Nó thường được pha loãng theo tỉ lệ do nhà sản xuất khuyến cáo. Cách sử dụng như sau:
Bước 1: Pha chất chống tạo bọt antifoam với nước từ 5 – 7 lần trước khi sử dụng. Tùy theo độ bọt mà điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho phù hợp. Lượng sử dụng phổ biến nhất ;à khoảng từ 100 – 300ppm.
Bước 2: Tiếp tục pha loãng nhiều lần rồi phun hoặc nhỏ giọt xuống chỗ nước thải có bọt.
Bước 3: Nếu lượng bọt tạo ra quá nhanh và nhiều hoặc muốn sử dụng hiệu quả cao hơn thì tăng liều lượng sử dụng lên, đồng thời tăng thêm số lần phun lên bề mặt của bọt nước thải.
Bước 4: Chờ kết quả.
Chất chống tạo bọt được thêm vào để cho bọt khí tan biến nhanh chóng
7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản chất chống tạo bọt Antifoam
7.1. Lưu ý khi sử dụng
- Chất chống tạo bọt không bay hơi ở nhiệt độ thường, không độc hại với con người cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, đeo các thiết bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất.
- Hóa chất khi sử dụng dư thừa không được đổ ra sông, hồ, kênh, mương mà cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Khi có hiện tượng tràn đổ hoặc rò rỉ hóa chất cần xử lý kịp thời, tránh gây ra những tác hại cho môi trường và con người.
7.2. Lưu ý khi bảo quản
- Sản phẩm không gây cháy nổ và ổn định khi để trong điều kiện bình thường nên cần phải bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát. Đặc biệt phải luôn đóng chặt nắp can, thùng chứa hóa chất sau khi lấy ra sử dụng.
- Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát và không lưu trữ cũng như sử dụng dưới 35°F/2độ C và không trên 122°F/50độ C.
Bảo quản hóa chất Antifoam ở nơi khô ráo, thoáng mát
8. DAPCHEM – Địa chỉ mua chất chống tạo bọt antifoam chất lượng
Trên thị trường hóa chất Việt Nam, DapChem được đánh giá là đơn vị chuyên cung ứng và phân phối các loại hóa chất và thiết bị uy tín nhất hiện nay với các cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống khách hàng.
Với loại sản phẩm chất chống tạo bọt, DapChem hiện đang cung cấp sản phẩm antifoam AN-20. Đây là hợp chất của silicone và là tác nhân phá bọt nhằm loại bỏ bọt một cách hiệu quả bọt sinh ra trong quá trình xử lý nước thải và sản xuất thực phẩm, đồ uống,… Sản phẩm có xuất xứ Việt Nam với chất lượng tốt nhất trên thị trường.
Quý khách hàng có thể mua chất chống tạo bọt antifoam tại DapChem theo 3 cách:
- Cách 1: Truy cập website dapchem.com/dapchem.vn để được đặt hàng trực tuyến.
- Cách 2: Liên hệ ngay số Hotline 0833 698 989
- Cách 3: Ghé thăm Văn phòng giao dịch của DapChem tại địa chỉ: CL 18-29 Khu đất dịch vụ La Dương, đường La Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chất chống tạo bọt antifoam. Truy cập ngay website dapchem.com/dapchem.vn để tham khảo nhiều bài viết nữa nhé!