Mục lục
1. Lưu huỳnh là gì? Những đặc điểm nổi bật
Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến hiện nay với những đặc điểm nổi bật như sau:
- Không có mùi, không vị và nhiều hóa trị.
- Dạng gốc của lưu huỳnh là một chất rắn kết tinh màu vàng chanh.
Lưu huỳnh có ở đâu:
- Trong tự nhiên, có thể tìm thấy chúng ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó có mùi như mùi mùi trứng ung, thực chất mùi này là mùi đặc trưng của sulfua hiđrô (H2S).
- Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương.
Hiện nay chúng được sử dụng chủ yếu trong các loại phân bón hay trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm…
Lưu huỳnh là gì? Những đặc điểm nổi bật của lưu huỳnh
2. Cách làm Lưu huỳnh
2.1. Trong tự nhiên
Để điều chế lưu huỳnh, người ra sử dụng phương pháp Frasch để khai thác nguyên tố S ở các mỏ tự nhiên trong lòng đất
2.2. Trong công nghiệp
Trong công nghiệp, thì lưu huỳnh được điều chế bằng cách đốt H2S và dùng H2S để khử SO2.
- Trong điều kiện thiếu không khí, ta tiến hành đốt H2S:
- Ta sử dụng H2S để khử SO2:
3. Lưu huỳnh có tác dụng gì?
3.1 Ứng dụng lưu huỳnh trong công nghiệp
Lưu huỳnh được đánh giá là một nguyên tố quan trọng hàng đầu được sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp thông qua dẫn xuất chính là axit sunfuric (H2SO4).
Chúng được sử dụng nhiều trong mộ số sản phẩm công nghiệp như: bột giặt, ắc quy, thuốc diệt nâm, lưu hóa cao su, các sản phẩm phân bón phốt phát.
Các sunfit được sử dụng để làm trắng giấy, chất bảo quản trong rượu vang, làm khô hoa quả.
Nhờ đặc tính dễ cháy, lưu huỳnh được dùng trong các loại diêm, pháo hoa, thuốc súng…
Ứng dụng lưu huỳnh trong công nghiệp
3.2 Ứng dụng trong nông nghiệp
Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, lưu huỳnh được xem như là một trong những nguyên liệu để chế tạo phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm…
3.3 Ứng dụng trong làm đẹp
Từ xưa, lưu huỳnh đã được sử dụng nhiều để làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Mặc dù thế, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra cách hoạt động của lưu huỳnh trong việc điều trị mụn, thế nhưng người ta đã kết luận lưu huỳnh có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn khá cao, có tác dụng để làm xẹp nốt mụn một cách nhanh chóng.
Ứng dụng trong làm đẹp
4. Tác hại của lưu huỳnh
4.1 Đối với các sinh vật dưới nước
Nếu nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh công nghiệp sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các loại sinh vật, vi sinh vật như tôm, cua, cá, sò, ngao…, có thể khiến chúng ngộ độc và chết.
Còn nguy hiểm hơn nếu như con người ăn phải các loại sinh vật bị nhiễm lưu huỳnh bởi nguy cơ nhiễm độc gián tiếp là rất cao.
4.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Sulfua hiđrô là rất độc (nó độc hơn nhiều so với xyanua). Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó lại nhanh chóng làm mất cảm giác mùi. Vì vậy, các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.
Điôxit lưu huỳnh là một chất khá an toàn để dùng làm chất phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ cho phép.. Tuy nhiên chúng sẽ trở nên nguy hiểm nếu sử dụng ở nồng độ cao, chúng sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit sunfuro, chất này vô cùng nguy hiểm, có thể gây tổn thương cho mắt, phổi và các cơ quan khác.
4.3 Gây ô nhiễm môi trường
Hydrogen sulfide (H2S) là một loại khí được hình thành do sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chất này thường được tìm thấy ở trong nước giếng khoan. Thêm nữa, trong nguồn nước thường xuất hiện hình thức khác của lưu huỳnh là sulfua và bisulfide.
Nước cấp nếu như chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 PPM sẽ có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùng bằng bạc hay đồng, khiến cho các quần áo và đồ gốm có vết đen.
Đây còn là một loại khí độc thường được tìm thấy trong nhiều môi trường làm việc, và thậm chí ở nồng độ thấp nó cũng độc.
Ngoài ra, khi đốt lưu huỳnh ở nhiệt độ cao sẽ gây ô nhiễm môi trường khí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
Những ảnh hưởng tiêu cực của lưu huỳnh
5. Lưu huỳnh mua ở đâu chất lượng, uy tín?
Quý khách hàng có thể mua lưu huỳnh tại DapChem theo 3 cách:
- Cách 1: Truy cập website dapchem.com/ dapchem.vn để được đặt hàng trực tuyến.
- Cách 2: Liên hệ ngay số Hotline 0833 698 989
- Cách 3: Ghé thăm Văn phòng giao dịch của DapChem tại địa chỉ: Biêt thự 7 lô 2 KĐT Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
6. Câu hỏi thường gặp về Lưu huỳnh
Lưu huỳnh hóa trị mấy?
Lưu huỳnh (S) có hóa trị là -2
Lưu huỳnh có độc không?
Lưu huỳnh không quá độc, không gây độc qua đường da và hô hấp mà chỉ gây độc khi xâm nhập qua đường miệng với liều lượng cao. Cho nên thực tế, lưu huỳnh không độc. Tuy nhiên, nếu xảy ra đám cháy thì các sản phẩm cháy của nó là lưu huỳnh dioxit (SO2) rất độc có thể gây tử vong nếu hít phải với liều lượng lớn.
Lưu huỳnh nguyên tử khối?
Lưu huỳnh (S) có nguyên tử khối xấp xỉ 32.06 g/mol.
Lưu huỳnh màu gì?
Lưu huỳnh là chất (nguyên tố) vô cơ, một phi kim phổ biến, không mùi, hóa rắn ở nhiệt độ thường và có màu vàng chanh.
Lưu huỳnh tiếng anh là gì?
Lưu huỳnh trong tiếng Anh được gọi là “sulfur”