NaOH là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của Natri Hidroxit

Tìm hiểu về NaOH

Trong đời sống hằng ngày, những đồ dùng như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc hay thậm chí là thực phẩm chúng ta vẫn thường hay sử dụng đều có chứa natri hydroxit (NaOH). Hãy cùng D.A.P Chem tìm hiểu NaOH là gì, cũng như những tính chất hóa học, vật lý nổi bật của nó trong ngành công nghiệp hiện nay.

Tìm hiểu về NaOH
Tìm hiểu về NaOH

Hóa chất NaOH là gì? 

Natri hydroxit (công thức hóa học là NaOH) hay còn gọi là Sodium hydroxide, xút vảy, xút ăn da,… Hợp chất NaOH thường ở trạng thái rắn không màu, có thể ở dạng viên, vảy hoặc hạt. Với tính bazơ mạnh, NaOH được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa và tơ nhân tạo. Ngoài ra, chất NAOH còn được dùng trong phòng thí nghiệm để làm khô không khí và làm thuốc thử.

NaOH là gì
NaOH là gì

Có thể bạn quan tâm:

Nước Javen là gì

Calcium Hydroxide là gì

Sáp parafin là gì

Nhũ tương dầu parafin là gì

Tổng quan của chất NaOH 

Dưới đây là một số tính chất vật lý và hóa học nổi bật của NaOH:

Đặc điểm tính chất vật lý

Những đặc điểm tính chất vật lý của NaOH:

  • Trạng thái tồn tại của NaOH ở thể rắn dạng viên, hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50% (có đặc điểm hút ẩm mạnh, dễ chảy rữa).
  • Có tính nhờn làm bục vải, giấy, ăn mòn da.
  • Không màu, không mùi.
  • Phân tử lượng: 40g/mol
  • Khối lượng riêng: 2,1 g/cm³, rắn
  • Điểm nóng chảy: 318°C
  • Điểm sôi: 1390°C
  • Tỷ trọng: 2.13 (tỷ trọng của nước =1
  • Độ hòa tan: dễ tan trong nước lạnh
  • Độ pH: 13.5
Tính chất vật lý của NaOH
Tính chất vật lý của NaOH

Những tính chất hóa học

NaOH là bazơ mạnh làm quỳ tím chuyển xanh, dưới đây là một số phản ứng đặc trưng của natri hydroxit:

  • NaOH phản ứng với axit và oxit axit:
  • Phản ứng với axit tạo thành muối + nước: 

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

  • Phản ứng với oxit axit (SO2, CO2):

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

  • Phản ứng với kim loại kiềm tạo thành bazơ mới và kim loại mới

NaOH + K → KOH + Na

  • NaOH phản ứng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới

2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2

  • NaOH phản ứng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Ngoài ra NaOH còn tác dụng với các phi kim như Si, C, P, S, Halogen và có khả năng hòa tan một số hợp chất của kim loại lưỡng tính như Al, Zn…

Ứng dụng quan trọng của NaOH trong đời sống và sản xuất

Xút vảy NaOH là hóa chất công nghiệp được sử dụng phổ biến và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Một số ứng dụng của NaOH trong công nghiệp và đời sống:

Trong dược phẩm và hóa chất

  • Gốc sodium của NaOH (Sodium phenolate) là thành phần quan trọng trong thuốc Aspirin, có tác dụng hạ sốt, giảm đau được sử dụng rộng rãi hiện nay
  • Ngoài ra, xút vảy còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất tẩy trắng, khử trùng, có trong các chất tẩy rửa quen thuộc như: nước javen, các loại hóa chất xử lý nước bể bơi,…
Ứng dụng của NaOH trong dược phẩm
Ứng dụng của NaOH trong dược phẩm

Trong công nghiệp sản xuất giấy

Trong quy trình sản xuất giấy, xút vảy đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong phương pháp Sulphate và Soda. NaOH thường sử dụng để xử lý thô các loại gỗ, tre, nứa… giúp phá vỡ cấu trúc lignin và cellulose, tách chúng ra khỏi các tạp chất và xơ sợi. Quá trình này giúp làm mềm nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiền mịn, từ đó sản xuất giấy có chất lượng cao.

Trong sản xuất tơ nhân tạo

Trong quá trình sản xuất sợi tơ, người ta thường sử dụng xút vảy NaOH để loại trừ và phân hủy Lignin, Cellulose. Hai thành phần này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và gây hại cho quy trình sản xuất.

Ứng dụng của NaOH trong sản xuất tơ nhân tạo
Ứng dụng của NaOH trong sản xuất tơ nhân tạo

Trong sản xuất chất tẩy giặt

Với tính kiềm mạnh, NaOH dễ dàng phân hủy các chất béo, dầu mỡ và là thành phần quan trọng tạo nên xà phòng, chất tẩy rửa hiệu quả. Hợp chất còn đóng vai trò cân bằng độ pH trong các công thức nước tẩy giúp tăng được khả năng làm sạch, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm xà phòng bằng NaOH

Trong chế biến thực phẩm

NaOH được sử dụng để loại bỏ các axit béo để tinh chế mỡ động vật, dầu thực vật trước khi dùng để sản xuất. Trong chế biến thực phẩm xút vảy còn giúp tạo ra màu nâu và độ giòn cho bánh quy. Hoặc có thể dùng để loại bỏ vỏ của cà chua, các loại trái cây để đóng hộp. Ngoài ra, Natri hydroxit còn xử lý được các chai lọ, thiết bị.

Ứng dụng của NaOH trong chế biến thực phẩm
Ứng dụng của NaOH trong chế biến thực phẩm

NaOH có tính độc không?

NaOH được xếp hạng là một trong những hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao và làm phồng rộp da. Nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cần đặc biệt chú ý:

  • Tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây bỏng rát, mù lòa.
  • Nếu hít phải bụi sẽ gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào lượng hít phải.
  • Tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây dị ứng, bỏng và tạo thành sẹo.
  • Nếu vô tình nuốt phải NaOH sẽ gây cháy miệng, họng, dạ dày. Những biểu hiện như chảy máu, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp…

Khi sử dụng và bảo quản NaOH cần lưu ý gì?

Khi bạn cần dùng đến NaOH thì phải bảo quản đúng cách tránh gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản natri hydroxit:

Lưu ý khi sử dụng NaOH

Để đảm bảo an toàn và sử dụng đúng cách NaOH bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Tránh lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.
  • Không kết hợp natri hydroxit cùng axit hoặc các chất hữu cơ.
  • Luôn trang bị những thiết bị, đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với hóa chất này
  • Dùng các thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí.
  • Chú ý cần tuân thủ theo các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
  • Sử dụng các thiết bị và dụng cụ chống cháy nổ khi làm việc.
  • Khi mở những thùng chứa kim loại, tuyệt đối không được dùng những dụng cụ phát lửa.
Những lưu ý khi sử dụng NaOH
Những lưu ý khi sử dụng NaOH

Lưu ý về bảo quản NaOH

Việc bảo quản xút vảy NaOH cũng quan trọng không kém, để đảm bảo an toàn cần phải chú ý các điều sau:

  • Những thùng chứa NaOH đã sử dụng vẫn có khả năng gây nguy hiểm nếu còn bụi hoặc cặn.
  • Luôn phải lưu trĩ Natri hydroxit trong các thùng kín.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh xa các khu vực dễ cháy nổ.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc các hóa chất không tương thích như oxy hóa, chất khử, kim loại, axit, kiềm và độ ẩm khi hòa tan.
  • Khi hòa tan phải thêm NaOH vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại tránh phản ứng mạnh gây nguy hiểm.
Những lưu ý khi bảo quản NaOH
Những lưu ý khi bảo quản NaOH

Sau khi đọc xong bài chia sẻ này, chắc hẳn bạn đã hiểu được Naoh là gì, có những đặc tính nổi bật nào và vai trò quan trọng trong các ứng dụng công nghiệp và đời sống. Nếu bạn cần mua sản phẩm NaOH, hãy liên hệ đến công ty D.A.P Chem, chuyên phân phối hóa chất – thiết bị đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: CL 18-29 Khu đất dịch vụ La Dương, đường La Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
  • Điện thoại: 0833 698 989
  • Website: Dapchem.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *