Phân biệt hóa chất Polymer Cation và Anion trong xử lý nước thải

Phân biệt giữa Polymer Cation và Anion trong xử lý nước thải hiện nay

Hiện nay việc sử dụng các loại hóa chất để keo tụ, lắng cặn trong ngành xử lý nước thải đã trở nên phổ biến hơn. Ngoài các hóa chất cơ bản như PAC, Polytetsu thì Polymer Cation và Anion cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng D.A.P Chem tìm hiểu về những điểm khác biệt giữa hai loại hóa chất này và cách chúng góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp.

Phân biệt giữa Polymer Cation và Anion trong xử lý nước thải hiện nay
Phân biệt giữa Polymer Cation và Anion trong xử lý nước thải hiện nay

Sự giống nhau giữa Polymer Cation và Polymer Anion

Polymer Cation và Polymer Anion là 2 loại hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng phổ biến để keo tụ và lắng cặn trong quy trình xử lý nước thải. Không chỉ vậy, chúng còn hỗ trợ ép bùn, gia tăng độ kết dính bùn nhanh hơn và tăng tốc độ cô đặc một cách hiệu quả. Mặc dù cả 2 đều là Polymer trợ lắng, nhưng cách sử dụng và ứng dụng của chúng lại có sự khác biệt đáng kể.

Sự khác nhau giữa Polymer Cation và Anion

Việc phân biệt giữa Polymer Cation và Anion sẽ hỗ trợ việc tinh chỉnh liều lượng hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu của từng loại nước thải cụ thể. Dưới đây là những tính chất lý hóa nêu rõ sự khác biệt giữa 2 Polymer này:

Polymer Cation

Công thức hóa học: (C₃H₅ON)ₙ

Tính chất vật lý:

  • Hàm lượng ion: 20% đến 30%
  • Trọng lượng phân tử: 8 đến 10 triệu
  • Tỷ trọng: ≥ 0.63 g/cm³
  • Thời gian hòa tan: ≤ 60 phút
  • Độ pH: 3 đến 10
  • Trạng thái: Dạng hạt, màu trắng, không mùi và có khả năng hút ẩm mạnh
  • Tỷ lệ chất không tan trong nước: ≤ 0.1%
  • Độ nhớt (0.1% dung dịch ở 20°C): 100-150 cps
Hóa chất Polymer Cation
Hóa chất Polymer Cation

Ứng dụng:

  • Được sử dụng trong các quy trình hóa lý như keo tụ, kết tủa và lắng cặn trong xử lý nước thải từ nhiều ngành công nghiệp gồm giấy, thủy sản, chăn nuôi và dệt nhuộm.
  • Có khả năng hút nước và gia tăng độ cô đặc của bùn thải, giúp loại bỏ bùn qua máy ép trở nên dễ dàng hơn.
  • Được sử dụng đặc biệt cho các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao trong môi trường với độ pH dưới 7.
  • Ngoài ra, Polymer Cation còn mang lại hiệu quả trong việc xử lý bùn thải, loại bỏ bùn và làm sạch nước thải công nghiệp.

Polymer Anion

Công thức hóa học: CONH₂[CH₂-CH-]ₙ

Tính chất vật lý:

  • Dạng: Bột và có màu trắng đục
  • Tính chất: Hút ẩm mạnh và trương nở khi gặp nước
  • Trọng lượng phân tử: Từ 5 đến 24.000.000 triệu (trọng lượng phân tử và độ tích điện khác nhau)
Hóa chất Polymer Cation
Hóa chất Polymer Cation

Ứng dụng:

  • Được ứng dụng trong công nghiệp xử lý nước thải và nước sinh hoạt. Khi được cho vào nước, các hạt keo sẽ bị phá vỡ và kết dính với nhau, tạo nên các bông cặn và lắng xuống, dễ dàng loại bỏ khỏi nước.
  • Phù hợp cho việc xử lý nước thải có độ đục cao và hàm lượng ion kim loại trong môi trường nước với độ pH lớn hơn 7. Đặc biệt, trong các tầng nước mặt chứa nhiều ion kim loại dương như Mn và Fe, hóa chất Polymer Anion thường được ưu tiên sử dụng.
  • Polymer Anion được kết hợp với các chất keo tụ khác gồm PAC và Polytetsu để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp.
  • Sử dụng Polymer keo tụ vô cơ phối hợp cùng với Polymer Anion để đạt được kết quả tối ưu quy trình xử lý nước thải đô thị.

Khi nào nên dùng Polymer Cation, Polymer Anion

Tuỳ vào tính chất nước thải và mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn Polymer Cation và Anion sao cho phù hợp. Việc xác định đúng loại Polymer phù hợp sẽ tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải.

Sử dụng Polymer Cation khi:

  • Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và dinh dưỡng: Polymer Cation phù hợp cho các loại nước thải có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng.
  • Nước thải có độ pH < 7: Polymer Cation hoạt động hiệu quả ở trong môi trường axit hoặc gần trung tính.

Sử dụng Polymer Anion khi:

  • Nước thải chứa nhiều kim loại nặng: Polymer Anion thích hợp sử dụng cho các loại nước thải có nồng độ cao, các ion kim loại và chất vô cơ.
  • Nước thải có độ pH > 7: Polymer Anion hoạt động hiệu quả ở trong môi trường kiềm.
Sử dụng Polymer Anion và Cation khi nào?
Sử dụng Polymer Anion và Cation khi nào?

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Polymer

Dưới đây là những ưu, nhược điểm của việc sử dụng Polymer Cation và Anion trong quy trình xử lý nước thải.

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao với liều lượng thấp: Sử dụng một lượng nhỏ Polymer vẫn mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải.
  • Độ pH ổn định: Có khả năng hoạt động hiệu quả ngay trong cả môi trường Axit và Bazơ mà không làm biến đổi giá trị pH của nước.
  • Tiết kiệm hóa chất: Giảm nhu cầu sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau, từ đó đơn giản hóa quá trình xử lý.
  • Khả năng loại bỏ chất rắn tốt: Hiệu quả trong việc loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước.
  • Dễ dàng hòa tan: Polymer Cation và Anion dễ dàng hòa tan trong nước, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng.
  • Dạng bột tiện lợi: Sản phẩm ở dạng bột, giúp bảo quản trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Polymer Cation và Anion có giá thành tương đối cao so với một số hóa chất khác, làm ảnh hưởng đến ngân sách cho các dự án xử lý nước thải.
  • Liều dùng cao có thể gây tác động đến chất lượng nước: Sử dụng Polymer Cation và Anion với liều lượng vượt mức khuyến nghị cho phép có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, dẫn đến các vấn đề không mong muốn xảy ra trong xử lý nước thải.

Bảo quản và lưu ý

Việc sử dụng hóa chất Polymer Cation và Anion đòi hỏi người dùng phải đặc biệt chú trọng vì hai Polymer này có khả năng gây kích ứng cho da và mắt.

  • Trang bị găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang, đồ bảo hộ và tuân thủ các quy định an toàn lao động trong quá trình tiếp xúc.
  • Hạn sử dụng của Polymer Cation và Anion là 2 năm, nên người dùng cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Do hạt Polymer Cation và Anion có tính trơn, hãy thu dọn nó bằng nước để tránh nguy cơ trượt ngã.
  • Lưu trữ Polymer Cation và Anion bằng các vật liệu như thép không gỉ, sợi thủy tinh, nhựa và epoxy.

D.A.P Chem – Địa chỉ bán Polymer uy tín

Sử dụng Polymer Cation và Anion không đúng cách hoặc sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vì vậy, hãy lựa chọn nhà cung cấp hóa chất uy tín trên thị trường. D.A.P Chem tự hào là một trong những đơn vị cung cấp Polymer Cation và Anion chất lượng và uy tín hàng đầu hiện nay. Với phương châm hoạt động “Uy tín – Chất lượng – Giá cả hợp lý” D.A.P Chem cam kết:

  • Cung cấp đa dạng sản phẩm hóa chất gồm hóa chất công nghiệp, hóa chất môi trường và dung môi, tất cả đều đảm bảo có giấy chứng nhận chất lượng.
  • Cung ứng hóa chất với số lượng lớn với giá cả cạnh tranh.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
  • Cam kết sẽ cung ứng kịp thời cho người dùng những sản phẩm chất lượng cao, tiến độ giao hàng đảm bảo, giá thành phải chăng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường từ lĩnh vực nghiên cứu cho đến sản xuất mọi ngành nghề như Công nghiệp – Nông nghiệp – Dược phẩm – Thực phẩm – Chăn nuôi.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa  hóa chất Polymer Cation và Anion, cũng như ưu, nhược điểm của chúng trong việc xử lý nước thải. Hãy thận trọng khi chọn địa chỉ mua hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá tốt để tránh gặp phải tình huống “tiền mất tật mang”. Nếu có nhu cầu mua hóa chất Polymer Cation và Anion hãy liên hệ D.A.P Chem ngay nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: CL 18-29 Khu đất dịch vụ La Dương, đường La Nội, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
  • Điện thoại: 0833 698 989
  • Website: https://dapchem.com/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *